Lựa chọn lắp đặt trạm cân xe tải điện tử phù hợp là điều vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải, sản xuất và kinh doanh hàng hóa. Hệ thống trạm cân chính xác, hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt khối lượng hàng hóa, đảm bảo giao dịch minh bạch và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Một số yếu tố cần lưu ý khi lựa chọn lắp đặt trạm cân xe tải:
Xác định vị trí lắp đặt trạm cân
Vị trí đặt trạm cân ô tô điện tử là một yếu tố quan trọng khi triển khai hệ thống, vì nó ảnh hưởng đến sự thuận tiện sử dụng và độ bền của bàn cân. Trước khi thực hiện lắp đặt, bạn cần đặt ra các câu hỏi chi tiết như sau:
- Trạm cân cần xử lý luồng giao thông theo hướng nào, một hay cả hai hướng?
- Khu vực lắp đặt có đủ diện tích cho xe ra vào dễ dàng?
- Có đủ chỗ gần bàn cân để xây dựng nhà điều hành?
- Có đủ diện tích để tạo đường dẫn cho trạm cân (ít nhất 6m mỗi bên)?
- Khả năng thoát nước ở khu vực bàn cân có đảm bảo không? Có gần cống thoát nước?
Lựa chọn kích thước bàn cân
Khi chọn bàn cân xe tải, cân nhắc kỹ bởi nó sẽ ảnh hưởng đến loại xe có thể cân và tổng giá của trạm cân. Đặc biệt là trong giai đoạn giá sắt thép tăng cao, bàn cân càng dài, giá lắp đặt trạm cân càng lớn.
Cân đối giữa độ dài bàn cân và nhu cầu sử dụng
- Lựa chọn bàn cân quá ngắn có thể không đáp ứng được nhu cầu sử dụng, gây ra sự bất tiện và lãng phí tài nguyên.
- Tuy nhiên không chỉ xem xét nhu cầu cân trong thời điểm hiện tại mà còn cần tính đến nhu cầu mở rộng trong tương lai. Điều này giúp đảm bảo rằng bàn cân sẽ phù hợp và hiệu quả trong dài hạn.
Một số kích thước bàn cân phổ biến
- Bàn cân dài 8m: Phù hợp cho việc cân những dòng xe tải nhỏ, thường được sử dụng cho các mức cân nhẹ
- Bàn cân dài 12m: Có khả năng cân hầu hết các dòng xe tải và cả xe container đã tháo đầu kéo, với mức cân từ 60 tấn trở lên
- Bàn cân dài 18m: Lựa chọn tối ưu để cân tất cả các loại xe tải, cả xe container nguyên đầu kéo, với mức cân từ 60 đến 120 tấn
Chọn kiểu dáng cân
Phụ thuộc vào địa hình và thế đất để xây dựng và lắp đặt trạm cân xe tải điện tử kiểu nổi hay chìm
Cân nổi: Nằm hoàn toàn trên mặt đất, dễ tiếp cận để sửa chữa. Vệ sinh dễ dàng và nhanh chóng do không bị ảnh hưởng nhiều của môi trường bên ngoài. Tuy nhiên nhược điểm cân nổi là chiếm diện tích lớn để làm đường dốc lên xuống cho xe ra vào trạm cân.
Cân chìm: Nằm chìm hoàn toàn dưới đất nên chỉ chiếm diện tích đúng bằng kích thước của bàn cân. Không ảnh hưởng đến mỹ quan chung của khu vực lắp đặt. Nhược điểm cân chìm là Dễ bị động vật như chuột thằn lằn làm tổ và cắn đứt dây tín hiệu của cân, gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống cân. Tăng thêm khó khăn trong việc bảo trì và sửa chữa
Lựa chọn khung bàn cân
Khung bàn cân là bộ phận cốt lõi của hệ thống cân ô tô, ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền, độ chính xác và tuổi thọ của thiết bị. Việc lựa chọn khung bàn cân phù hợp là điều cần thiết để đảm bảo hiệu quả hoạt động và tối ưu hóa chi phí đầu tư.
Một số khung bàn cân ô tô phổ biến
- Kết cấu bằng tôn dập
- Kết cấu bằng thép đúc
- Kết cấu bê tông cốt thép
Lựa chọn đơn vị uy tín lắp đặt
Cân điện tử Quốc Hưng là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ lắp đặt trạm cân xe tải uy tín, với đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm và hệ thống sản phẩm đa dạng. Quốc Hưng cam kết:
- Cung cấp giải pháp trạm cân xe tải phù hợp với mọi nhu cầu của khách hàng
- Sản phẩm chất lượng cao, giá thành hợp lý
- Dịch vụ lắp đặt, bảo hành, bảo trì chuyên nghiệp
Liên hệ với Cân điện tử Quốc Hưng ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí và nhận báo giá ưu đãi nhất.