Cách tính tải trọng xe tải

Tải trọng xe là khả năng chịu khối lượng nặng tối đa của cầu xe và đường bộ. Cho phép về mặt kỹ thuật để đảm bảo tuổi thọ của phương tiện và công trình thiết kế. Đối với từng loại xe cụ thể sẽ có những quy định về tải trọng hoàn toàn khác nhau.

Qua cách tính tải trọng xe tải bài viết dưới đây. Bạn sẽ nắm được tải trọng xe cũng như hiểu được cách tính tải trọng xe có ý nghĩa rất lớn. Chủ phương tiện có thể ước lượng được số hàng hóa xe có thể chở được là bao nhiêu, để không vượt quá tải trọng cho phép. Từ đó, vừa có thể đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, vừa đảm bảo được độ bền cho xe.

Hướng dẫn cách tính tải trọng xe tải

Tải trọng xe được tính dựa vào tổng số trục của xe. Bởi tổng trọng lượng của xe sẽ phân bố trên mỗi trục xe (cụm trục ba, trục kép, trục đơn). Và cách tính này còn phụ thuộc loại xe ô tô bởi khả năng chịu lực của trục ô tô khác nhau sẽ khác nhau.

Cách tính tải trọng xe thân liền

Tổng số trục là 2 trục: Tổng trọng lượng của xe ≤ 16 tấn

Tổng số trục là 3 trục: Tổng trọng lượng của xe ≤ 24 tấn 

Tổng số trục là 4 trục: Tổng trọng lượng của xe ≤ 30 tấn.

Cách tính tải trọng xe đầu kéo, container, xe rơ moóc:

Tổng số trục là 3 trục: Tổng trọng lượng của xe ≤ 26 tấn

Tổng số trục là 4 trục: Tổng trọng lượng của xe ≤ 34 tấn

Tổng số trục từ 5 trục trở lên: Tổng trọng lượng của xe ≤ 40 tấn

Đối với tổ hợp xe thân liền rơ mooc kéo. Tổng trọng lượng của xe gồm tổng lượng của xe thân liền và tổng các tải trọng trục đơn của xe.

Hướng cách tính tải trọng xe tải

Cách tính quá trọng tải hàng hóa và mức phạt với lái xe

Xe chở quá tải là xe chở hàng hóa vượt mức chuyên chở quy định. Theo chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Đối với xe cố tình chở quá tải cho phép. Sẽ bị cơ quan chức năng tính toán mức vượt và phần trăm vượt tải để xử phạt.

Công thức tính khối lượng hàng hóa chở quá tải như sau:

− D (quá tải) = D (thời điểm kiểm tra thực tế) – D (khối lượng xe) – D (trọng tải hàng hóa được phép chở)

− % Quá tải = D (quá tải) : D (khối lượng xe)

Giả sử bạn đang kiểm tra một chiếc xe tải trung bình với các thông số sau:

  • Khối lượng xe: 5000 kg
  • Trọng tải hàng hóa được phép chở: 8000 kg
  • Khi cân xe, tổng trọng lượng cân được hiện tại là 140000

Áp dụng công thức:

Khối lượng quá tải = 140000 − 5000 − 8000 = 1000 kg

Phần trăm quá tải = 1000 : 5000 x 100 = 20%

Các mức phạt với lái xe khi quá tải hàng hóa

Mức phạt đối với xe chở quá tải hiện nay được quy định tại Điều 24 trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt với lái xe cụ thể như sau:

1/ Mức phạt đối với người trực tiếp điều khiển xe quá tải

– Quá tải từ 10 – 40%: Phạt tiền từ 800.000 đến 1.000.000 đồng

– Quá tải từ 40 – 60%: Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng.

– Quá tải từ 60 – 100%: Phạt tiền từ 5.000.000 – 7.000.000 đồng. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng

– Quá tải từ 100 % trở lên: Phạt tiền từ 7.000.000. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 03 – 05 tháng.

2/ Mức phạt đối với chủ sở hữu xe (gồm chủ sở hữu cá nhân và chủ sở hữu doanh nghiệp, tổ chức)

– Quá tải từ 10 – 40%: Phạt tiền từ 2.000.000 – 4.000.000 đồng với chủ sở hữu cá nhân, 4.000.000 – 8.000.000 đồng nếu là tổ chức

– Quá tải từ 40 – 60%: Phạt tiền từ 12.000.000 – 14.000.000 đồng với chủ sở hữu cá nhân, 24.000.000 – 28.000.000 đồng nếu là tổ chức

– Quá tải từ 60 – 100%: Phạt tiền từ 14.000.000 – 16.000.000 đồng với chủ sở hữu cá nhân, 28.000.000 – 32.000.000 đồng nếu là tổ chức

Quá tải từ 100 % trở lên: Phạt tiền từ 16.000.000 – 18.000.000 đồng với chủ sở hữu cá nhân, 32.000.000 – 36.000.000 đồng nếu là tổ chức

Nếu bạn muốn biết thêm nhiều thông tin khác về cân điện tử, đừng ngần ngại hãy liên hệ Cân điện tử Quốc Hưng. Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm sẽ sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật để khách hàng lựa chọn và sử dụng cân điện tử hiệu quả nhất cho mục đích của mình.

Hotline: 0946 161 468 – 0981 912 347

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!